Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Phụ nữ phải trải qua sự thay đổi nội tiết tố trong suốt cuộc đời, và điều này có thể ảnh hưởng đến nướu răng. Lý do chính của việc này là do nguồn cung cấp máu ít hơn cho các mô nướu  và cho sự phản ứng của cơ thể để chống lại các chất độc hại được hình thành do vi khuẩn trong các mảng bám ở răng, dẫn đến bệnh nướu răng.


Sự thay đổi nội tiết tố nữ thường diễn ra khi:
1. Khi bạn bước vào tuổi dậy thì
Khi bạn đến tuổi dậy thì và có kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ tăng cao khiến cho lưu lượng máu đến nướu răng cũng tăng. Điều này có thể gây sưng và viêm nướu. Thêm nữa, nướu răng sưng phồng sẽ nhạy cảm hẳn lên, khiến mọi hoạt động can thiệp vào răng miệng như nhổ răng, lấy cao răng, mài răng,… đều đau hơn hẳn so với việc bạn đi khám chữa răng sau khi dứt kinh vài ngày, khi hàm lượng estrogen đã hạ xuống.
2. Trong chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt không gây ra những thay đổi đáng kể về nướu răng. Tuy nhiên, vài người vẫn có thể gặp phải những vấn đề về nướu do sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc rối loạn chức năng buồng trứng. Nướu răng có thể bị sưng hoặc chảy máu một hoặc 2 ngày trước chu kỳ. Sau đó các triệu chứng này giảm dần khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
3. Khi bạn mang thai
Việc mang thai gây ra những thay đổi về nội tiết tố và do đó có thể làm cho nướu răng trở nên nhạy cảm hơn với các vi khuẩn trong các mảng bám và gây ra viêm nướu. Biểu hiện của nó là nướu răng sưng đỏ, bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc khi đánh răng. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn tới viêm nha chu, một dạng nặng hơn của bệnh viêm nướu răng, thêm vào đó, cấu trúc răng cũng có khả năng bị phá hủy.
4. Khi mãn kinh
Trong thời gian này, nướu răng khá nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh của thực phẩm, cảm giác mất mùi vị và khô miệng. Thời kỳ mãn kinh cũng gây ra sự suy giảm estrogen làm tăng nguy cơ loãng xương. Khi xương hàm bị ảnh hưởng thì sự ổn định và độ bền của răng cũng bị ảnh hưởng theo.
5. Khi đang uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai thường chứa hàm lượng hormone cao điều này khiến tình trạng viêm nướu trở nên trầm trọng hơn và có thể gây chảy máu. Ngày nay, có nhiều loại thuốc tránh thai có hàm lượng hormone thấp hơn và vì thế cũng ít gây hại đến nướu răng hơn.

Phụ nữ phải trải qua sự thay đổi nội tiết tố trong suốt cuộc đời, và điều này có thể ảnh hưởng đến nướu răng. Lý do chính của việc này là do nguồn cung cấp máu ít hơn cho các mô nướu  và cho sự phản ứng của cơ thể để chống lại các chất độc hại được hình thành do vi khuẩn trong các mảng bám ở răng, dẫn đến bệnh nướu răng.


Sự thay đổi nội tiết tố nữ thường diễn ra khi:
1. Khi bạn bước vào tuổi dậy thì
Khi bạn đến tuổi dậy thì và có kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ tăng cao khiến cho lưu lượng máu đến nướu răng cũng tăng. Điều này có thể gây sưng và viêm nướu. Thêm nữa, nướu răng sưng phồng sẽ nhạy cảm hẳn lên, khiến mọi hoạt động can thiệp vào răng miệng như nhổ răng, lấy cao răng, mài răng,… đều đau hơn hẳn so với việc bạn đi khám chữa răng sau khi dứt kinh vài ngày, khi hàm lượng estrogen đã hạ xuống.
2. Trong chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt không gây ra những thay đổi đáng kể về nướu răng. Tuy nhiên, vài người vẫn có thể gặp phải những vấn đề về nướu do sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc rối loạn chức năng buồng trứng. Nướu răng có thể bị sưng hoặc chảy máu một hoặc 2 ngày trước chu kỳ. Sau đó các triệu chứng này giảm dần khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
3. Khi bạn mang thai
Việc mang thai gây ra những thay đổi về nội tiết tố và do đó có thể làm cho nướu răng trở nên nhạy cảm hơn với các vi khuẩn trong các mảng bám và gây ra viêm nướu. Biểu hiện của nó là nướu răng sưng đỏ, bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc khi đánh răng. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn tới viêm nha chu, một dạng nặng hơn của bệnh viêm nướu răng, thêm vào đó, cấu trúc răng cũng có khả năng bị phá hủy.
4. Khi mãn kinh
Trong thời gian này, nướu răng khá nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh của thực phẩm, cảm giác mất mùi vị và khô miệng. Thời kỳ mãn kinh cũng gây ra sự suy giảm estrogen làm tăng nguy cơ loãng xương. Khi xương hàm bị ảnh hưởng thì sự ổn định và độ bền của răng cũng bị ảnh hưởng theo.
5. Khi đang uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai thường chứa hàm lượng hormone cao điều này khiến tình trạng viêm nướu trở nên trầm trọng hơn và có thể gây chảy máu. Ngày nay, có nhiều loại thuốc tránh thai có hàm lượng hormone thấp hơn và vì thế cũng ít gây hại đến nướu răng hơn.

Bệnh viêm giác mạc  hay gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lao động bụi bẩn như  thợ xây, lao công… Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc bao gồm những triệu chứng điển hình


+ Theo YHHĐ, có thể do
- Chấn thương (hạt lúa, dị vật… bắn vào mắt).
Nhiễm khuẩn (trực khuẩn mủ xanh).
Do nấm (nếu sử dụng lâu dài kháng sinh và kháng viêm loại Corticoid).
Do thiếu dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu sinh tố A).
Do dị ứng (gặp ở rìa giác mạc).
Theo YHCT thường do
- Thấp nhiệt độc uẩn kết, làm tổn thương trịng đen gây nên.
- Do nhiệt độc của Can, Đởm cơng lên mắt, nung nấu tân dịch, ứ huyết ngưng trệ gây nên.
- Phong nhiệt (Phong tà từ ngồi vào sinh ra nhiệt).
- Nhiệt thắng (do nội nhiệt sinh phong).
- Đờm thấp ứ trệ.
Biểu hiện nhận biết
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc
Người bệnh bị viêm loét giác mạc sẽ có các biểu hiện sau:
- Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm).
- Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành vi mắt nước mắt sẽ chảy ràn rụa.
- Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.
- Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh
- Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.
- Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.
Phòng ngừa bệnh viêm giác mạc
Bởi đây là căn bệnh dù được điều trị tốt, khi lành bệnh vẫn sẽ để lại di chứng nặng nề về sau như sẹo, thị lực giảm. Vết sẹo mỏng hay dày, to hay nhỏ, thị lực giảm ở mức độ nào tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh.
Vì vậy, việc phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Khi bị bụi hoặc nước bẩn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt, nếu không được cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để lấy bụi, gắp dị vật và tra thuốc sát khuẩn.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hộ lao động như đeo kính bảo hộ khi làm việc nơi có nhiều bụi, hàn điện… Những bệnh nhân bị mắt đỏ khi có triệu chứng như mắt nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng thì nên đến khám bác sĩ nhãn khoa.
Nếu đã bị viêm loét giác mạc thì nên đến khám tại bệnh viện có đủ điều kiện về chẩn đoán, xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, tránh tự ý mua thuốc nhỏ mắt về tra.

Bệnh viêm giác mạc  hay gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lao động bụi bẩn như  thợ xây, lao công… Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc bao gồm những triệu chứng điển hình


+ Theo YHHĐ, có thể do
- Chấn thương (hạt lúa, dị vật… bắn vào mắt).
Nhiễm khuẩn (trực khuẩn mủ xanh).
Do nấm (nếu sử dụng lâu dài kháng sinh và kháng viêm loại Corticoid).
Do thiếu dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu sinh tố A).
Do dị ứng (gặp ở rìa giác mạc).
Theo YHCT thường do
- Thấp nhiệt độc uẩn kết, làm tổn thương trịng đen gây nên.
- Do nhiệt độc của Can, Đởm cơng lên mắt, nung nấu tân dịch, ứ huyết ngưng trệ gây nên.
- Phong nhiệt (Phong tà từ ngồi vào sinh ra nhiệt).
- Nhiệt thắng (do nội nhiệt sinh phong).
- Đờm thấp ứ trệ.
Biểu hiện nhận biết
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc
Người bệnh bị viêm loét giác mạc sẽ có các biểu hiện sau:
- Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm).
- Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành vi mắt nước mắt sẽ chảy ràn rụa.
- Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.
- Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh
- Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.
- Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.
Phòng ngừa bệnh viêm giác mạc
Bởi đây là căn bệnh dù được điều trị tốt, khi lành bệnh vẫn sẽ để lại di chứng nặng nề về sau như sẹo, thị lực giảm. Vết sẹo mỏng hay dày, to hay nhỏ, thị lực giảm ở mức độ nào tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh.
Vì vậy, việc phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Khi bị bụi hoặc nước bẩn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt, nếu không được cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để lấy bụi, gắp dị vật và tra thuốc sát khuẩn.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hộ lao động như đeo kính bảo hộ khi làm việc nơi có nhiều bụi, hàn điện… Những bệnh nhân bị mắt đỏ khi có triệu chứng như mắt nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng thì nên đến khám bác sĩ nhãn khoa.
Nếu đã bị viêm loét giác mạc thì nên đến khám tại bệnh viện có đủ điều kiện về chẩn đoán, xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, tránh tự ý mua thuốc nhỏ mắt về tra.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Chữa bệnh viêm họng bằng trà thảo mộc không những giúp giảm cơn đau mà còn rất lành tính, có thể sử dụng làm sạch họng hàng ngày.



Viêm họng gây cảm giác rất khó chịu
Trà gừng: phương pháp khá quen thuộc được sử dụng chữa bệnh viêm họng từ xưa đến nay. Khi bị đau rát cổ họng, ho khan, nhiều đờm, thỉnh thoảng đau tức ngực thì bạn có thể uống một chút trà gừng pha với mật ong và nước côt chanh. Hỗn hợp này chữa ho, giảm đau tức ngực và giữ ấm cho cơ thể rất tốt.
Trà hoa cúc : loại trà này rất dễ uống, nước khá ngon. Có tác dụng làm sạch họng, giảm ho, chữa ngạt mũi và có thể dùng cho người đang bị sốt cao.
Chữa bệnh viêm họng với các loại trà
Trà hoa cúc chữa bệnh viêm họng rất tốt
Trà cam thảo: Vị ngọt, thơm và chỉ cần hãm với nước là có thể dùng. Trà cam thảo không những chữa bệnh viêm họng hiệu quả mà còn giúp kháng khuẩn, tốt với những người bị nóng trong người.
Trà thì là rất thích hơp với những bệnh nhân ho nhiều, rát, đau và khô họng, đau ngực. Nước thường nặng mùi, nếu bạn không thích ứng thì có thể lựa chọn cho mình loại trà phù hợp khác.
Chữa bệnh viêm họng với các loại trà
Chà thì là cũng là lựa chọn tốt
Một tách trà sả sẽ khiến bạn vô cùng thoải mái và thích thú mỗi khi tiết trời se lạnh. Sả kết hợp cùng mật ong, lá bạc hà, nước cốt chanh…sẽ trở thành phương thuốc rất hữu hiệu làm giảm cơn họ, thông mũi họng, hít thở dễ dàng.
Lựa chọn một các loại trà thảo mộc thích hợp chữa bệnh viêm họng giúp bạn mau chóng lành bệnh cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn thư giãn và có một giấc ngủ ngon lành.

Thay đổi thời tiết thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mũi họng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời tiết miền Bắc gần đây.


Các bệnh về mũi và họng được các chuyên gia đánh giá là luôn có liên quan đến nhau. Vì khi bị viêm mũi, mũi sẽ tiết ra dịch chảy xuống họng khiến họng dễ bị viêm theo, dần dần dẫn tới viêm họng. Bên cạnh đó, đa số những người bị viêm mũi, ngạt mũi sẽ thở bằng miệng, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng và viêm họng. Đó chính là mối liên hệ giữa bệnh về mũi và họng.
viem-mui-hong
Các bệnh viêm mũi họng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh, và thường kéo dài, nếu để lâu không điều trị bệnh có thể trở nên nặng hơn, và thành mãn tính.
Triệu chứng của viêm mũi họng ở trẻ là sốt cao, từ 39-40 độ, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, thở bằng miệng. Một số trẻ còn bị nôn trớ và tiêu chảy. Một đợt bệnh thường kéo dài 2-4 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần, tuy nhiên bệnh cũng khá dễ tái phát và có những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang cấpviêm thanh quản, mất nước do sốt cao.
viem-mui-hong
Khi các phụ huynh phát hiện những triệu chứng bệnh triệu chứng bệnh viêm mũi họng ở con em của mình, thì có thể điều trị cho con em mình bằng thuốc hạ sốt như paracetamol (Efferalgan) và chườm mát. Khi trẻ tắc mũi cso thể cho trẻ dùng dung dịch nước muối 0.9%, ngày 4-5 lần cho đến khi hiện tượng chảy nước mũi ngừng.
Đặc biệt, nước muối rất tốt để điều trị viêm mũi họng. Bạn nên cho con bạn súc miệng nước muối loãng và vệ sinh răng miệng hàng ngày đều đặn.
Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống thêm sữa để tăng sức đề kháng nhé.

Những người dân sống và làm việc ở thành phố, khu vực đông dân cư thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi rất dễ mắc viêm xoang. Bạn có biết những thực phẩm giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả hơn, giúp bạn mau khỏi hơn.


- Nước. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để pha loãng đàm nhớt ứ đọng trong xoang, giúp quá trình tống khứ chúng dễ dàng hơn.
- Bổ sung thêm kẽm cho cơ thể bằng cách ăn hải sản và ngũ cốc, các loại cá chứa nhiều omega-3 như các hồi, cá mòi, cá nục…
- Ăn nhiều ớt, chanh, bưởi…để cung cấp vitamin C
- Bổ sung vitamin A bằng cách ăn khoai lang ta, đu đủ, bí đỏ
tri-benh-viem-xoang
- Bổ sung canxi thông qua các món ăn chế xuất từ đậu nành
Khi bị viêm xoang bạn nên tránh ăn những thực phẩm gây dị ứng, những sản phẩm chứa bột sữa, uống nước lạnh và hơn nữa cần ở trong môi trường sạch, không ô nhiễm và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh mau khỏi.
tri-benh-viem-xoang
Thêm vào đó, bạn không nên ăn tối muộn và tránh đồ uống có caffeine và rượu khi bị viêm xoang nhé.
Ngoài ra bạn có thể giảm viêm xoang tại nhà bằng cách xông mũi trong nước nóng – dùng khăn trùm đầu để hít thở với hơi nóng bốc lên từ nước.
Trên đây là những thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm xoang, hi vọng bài viết sẽ cung cấp kiến thức cần thiết và hữu ích cho các bạn.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -